Thiết kế biệt thự truyền thống cho gia đình đa thế hệ đầy thú vị
Việc tạo ra một khu vực hoạt động thứ cấp và một lối đi vào phía sau của ngôi nhà giúp cách ly các hoạt động đời sống hàng
Giới thiệu với bạn đọc mẫu biệt thự truyền thống có tên gọi “The Memory” là một dự án kiến trúc được thiết kế cho một gia đình 3 thế hệ tại Tân An, Thủ Dầu Một, Bình Dương. Một trong những đặc điểm văn hóa truyền thống tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam là có ông bà, cha mẹ và con cái đều sống cùng nhau trong một nhà.
“Ngôi nhà kí ức” là sự tương phản giữa quá khứ và hiện tại, ánh sáng và bóng tối, truyền thống và hiện đại
Trong mẫu thiet ke nha dep này điểm đặc biệt của không gian cần phải trung hòa giữa phong cách sống và sinh hoạt giữa các thế hệ. Họ vừa phải hợp với cách sống chậm của người già mà vẫn đủ sự năng động của người trẻ. Do đó, mối quan hệ, sự tương quan và sự va chạm xảy ra khi có 3 thế hệ là một thách thức lớn. Để giải quyết vấn đề này, các kiến trúc sư thiết kế một ngôi nhà lớn với hai không gian nhỏ riêng biệt bên trong. Sân trước, sân sau và các hành lang kết nối là điểm gắn kết.
Việc tạo ra một khu vực hoạt động thứ cấp và một lối đi vào phía sau của ngôi nhà giúp cách ly các hoạt động đời sống hàng ngày của 2 gia đình và hạn chế mọi người va chạm với nhau; Tuy nhiên, ngôi nhà vẫn là một không gian liên tục cho trẻ em vui chơi và cả đại gia đình để kết nối với nhau.
Thiet ke biet thu với lối vào chính giống những “mái hiên” của một ngôi nhà truyền thống Việt. Cổng chính cũng cao hơn so với mặt sàn để tạo ra một khoảng cách đủ lớn để thông gió . “Ngách cửa” – một chi tiết thú vị của một ngôi nhà Việt – là một nơi mà họ có thể ngồi, thư giãn, hoặc trò chuyện với người hàng xóm của mình; đặc biệt, đây cũng là – không gian vui chơi yêu thích của trẻ em. Phòng khách có vẻ là một khu vườn nhỏ trong nhà, nơi ánh sáng luôn luôn thay đổi, đây là một điểm nhấn thú vị khi chúng ta bước vào không gian này.
Ngoài ra, một trong những điểm trọng tâm của mẫu biệt thự đẹp này mà các kiến trúc sư muốn giữ lại là mái ngói – được dựng bởi người ông nội của chủ nhà khoảng 50 năm trước, trước khi ngôi nhà mới được xây dựng. Mái nhà là trung tâm và cũng là không gian chuyển tiếp, nó được xem là linh hồn của cấu trúc tổng thể của ngôi nhà này. Các không gian dưới mái ngói này là nơi mà cả gia đình ăn tối với nhau mỗi tối, chia sẻ những câu chuyện cũng như nhớ lại những kỷ niệm quá khứ. Các không gian trên mái nhà được biến thành một nơi cho trẻ để thư giãn hay đọc sách ….
Với “Khoảng trống” và ánh sáng tự nhiên được khéo léo giải quyết, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy thời tiết bên ngoài từ bên trong. Tỷ lệ không gian cũng được xem xét cẩn thận để tạo ra độ tương phản cần thiết giữa ánh sáng và bóng tối, hiện đại và truyền thống.
Chiều cao của không gian tương quan với các khoảng trống để mang lại cảm giác vừa phải và làm cho mọi người cảm thấy thoải mái sống bên trong. Thiet ke noi that nha dep bên cạnh tỷ lệ, không gian, ánh sáng, và bóng tối, cây cối cũng được đưa vào để trung hòa và gần gũi với thiên nhiên. Cây cối là điểm cân bằng giữa các khối hình và vật chất của ngôi nhà, mang lại cảm giác cân bằng.
“The Memory” không chỉ là một ngôi nhà, nó cũng nhắc nhở các thành viên gia đình của những người thân đã mất. Theo triết lý “Sinh, Tử”, khi chúng ta mất đi một thành viên gia đình thân yêu, nỗi đau sẽ luôn ở đó. Chủ nhà tin rằng trong ngôi nhà này, trong không gian này, linh hồn của ông cố nội và cha sẽ luôn luôn tồn tại – trong từng mái ngói, trụ cột, chi tiết … mà đã được xây dựng bởi tổ tiên mình.